Bối cảnh Vương quốc Hai Sicilie

Nguồn gốc của hai vương quốc

Cappella Palatina, nhà thờ của người thống nhất đầu tiên Roger II của Sicily.

Năm 1130, vua người NormanRoger II thành lập Vương quốc Sicilia bằng cách thống nhất Bá quốc Sicilia với phần lãnh thổ phía Nam của Bán đảo Ý (khi đó được gọi là Công quốc Apulia và Calabria) và Quần đảo Malta. Kinh đô của vương quốc này là Palermo, nằm trên đảo Sicily.[5][6][7]

Dưới triều đại của Charles I xứ Anjou (1266–1285),[8] Chiến tranh Kinh chiều Sicilia (1282–1302) đã chia cắt vương quốc.[9][10] Charles, người gốc Pháp, đã để mất hòn đảo Sicily vào tay Nhà Barcelona, những nhà cai trị đến từ AragonCatalonia.[10][11] Charles vẫn là vua của lãnh thổ trên bán đảo, nơi được gọi một cách không chính thức là Vương quốc Napoli. Về mặt chính thức, Charles chưa bao giờ từ bỏ danh hiệu "Vua của Sicilia"; do đó tồn tại hai vương quốc riêng biệt tự gọi mình là "Sicilia".[12]

Sự cai trị trực tiếp của người Aragon và Tây Ban Nha

Vương quyền Aragon, với thời kỳ sở hữu lãnh thổ lớn nhất

Chỉ với Hòa ước Caltabellotta (1302), do Giáo hoàng Boniface VIII bảo trợ, hai vị vua của "Sicily" mới công nhận tính hợp pháp của nhau; nhà nước trên đảo Sicily lấy quốc hiệu là "Vương quốc Trinacria" trong bối cảnh chính thức,[14] mặc dù dân chúng vẫn gọi nó là Sicilie.[13] Năm 1442, Alfonso V của Aragon, vua của đảo Sicily, chinh phục Vương quốc Napoli và trở thành vua của cả hai.[4][cần nguồn tốt hơn] In 1442, Alfonso V of Aragon, king of insular Sicily, conquered Naples and became king of both.[14][15]

Alfonso V gọi vương quốc của mình bằng tiếng Latin là "Regnum Utriusque Siciliæ", có nghĩa là "Vương quốc của cả hai Sicilia".[16] Sau cái chết của Alfonso vào năm 1458, vương quốc lại bị chia cắt giữa anh trai John II của Aragon, người giữ hòn đảo Sicily, và đứa con ngoài giá thú là Ferdinand, người trở thành Vua của Napoli.[17][9] Năm 1501, Vua Ferdinand II của Aragon, con trai của John II, đồng ý giúp Louis XII của Pháp chinh phục Napoli và Milan. Sau khi Frederick IV bị buộc phải thoái vị, Vương tộc Bourbon của Pháp lên nắm quyền và Vua Louis XII của Pháp trị vì với vương hiệu là Louis III của Napoli trong 3 năm. Các cuộc đàm phán để phân chia khu vực thất bại, và người Pháp nhanh chóng bắt đầu những nỗ lực không thành công nhằm buộc người Tây Ban Nha ra khỏi Bán đảo Ý.[18]

Sau khi người Pháp thua trận Garigliano (1503), họ rời bởi Napoli. Ferdinand II sau đó đã thống nhất hai khu vực thành một vương quốc.[18] Từ năm 1516, khi Karl V, Hoàng đế La Mã Thần thánh, trở thành vị vua đầu tiên của Tây Ban Nha, cả Napoli và Sicilia đều nằm dưới sự cai trị trực tiếp của Đế chế La Mã Thần thánh và sau đó đi về giữa các lãnh thổ của Quân chủ HabsburgVương quốc Tây Ban Nha[19]. Năm 1530, Karl V đã trao các đảo MaltaGozo, từng là một phần của Vương quốc Sicilia cho Hiệp sĩ Cứu tế (sau này được gọi là Dòng Malta).[20] Vào cuối Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha, Hiệp ước Utrecht năm 1713 đã trao Sicily cho Công tước xứ Savoy,[21][22] cho đến khi Hiệp ước Rastatt năm 1714 để lại Napoli cho Hoàng đế Karl VI của Thánh chế La Mã.[23] Trong Hiệp ước La Hay (1720), Hoàng đế La Mã Thần thánh và Nhà cai trị xứ Savoia đổi Sicily lấy Sardinia, do đó thống nhất Napoli và Sicilia.[24][25]